Loading...

Như chúng tôi đã phản ánh những giải pháp quyết liệt của UBND tỉnh, ngành chuyên môn và các huyện, thành phố trong công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Song điều này vô tình đã tạo nên hiện tượng thiếu cục bộ vật liệu xây dựng. Đặc biệt trong giai đoạn tỉnh Hà Giang đang tập trung triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình một triệu tấn xi măng.

Đến nay tỉnh đã cấp 47 giấy phép khai thác, thăm dò khai thác cát sỏi cho các tổ chức, cá nhân
Trên cơ sở Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường với 146 điểm khai thác cát sỏi đã được quy hoạch. Đến nay tỉnh Hà Giang đã cấp 47 giấy phép khai thác, thăm dò khai thác cát sỏi cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh. Đối với hoạt động khai thác đá tại 4 huyện vùng cao, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, UBND tỉnh đã cấp phép cho 7 điểm mỏ khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường. Việc siết chặt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là cần thiết, phù hợp với nguyện vọng nhân dân. Song qua đây vô tình đã tạo nên hiện tượng thiếu cục bộ vật liệu xây dựng nhất là trong thực hiện xây dựng NTM và Chương trình 1 triệu tấn xi măng.
Giải quyết những vấn đề phát sinh, tháng 4/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch 1356 về việc giao nhiệm vụ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để phục vụ Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Theo Kế hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố xây dựng nhu cầu, xác định vị trí các điểm dự kiến khai thác cát, đá, sỏi. Huy động nhân dân, lập các Tổ sản xuất đứng ra khai thác hoặc thuê HTX để khai thác để phục vụ xây dựng NTM và Chương trình 1 triệu tấn xi măng. Kế hoạch cũng nghiêm cấm việc lợi dụng chương trình để phục vụ mục đích khác. Trong quá trình triển khai Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở TN&MT, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Văn phòng điều phối Chương trình NTM cùng phối hợp kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực hiện của UBND cấp huyện, cấp xã. Kết quả đến nay Sở TN&MT đã thẩm định và chấp thuận cho UBND các huyện thành phố được tổ chức khai thác cát, đá, sỏi tại 83 vị trí để phục vụ xây dựng hạ tầng nông thôn.
Với những giải pháp quyết liệt từ tỉnh xuống từng địa bàn cơ sở, đến nay công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản cơ bản được siết chặt, đảm bảo nguồn tài nguyên được quản lý chặt chẽ, tăng cường nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên, việc UBND tỉnh chấp thuận cho các huyện, thành phố được phép khai thác cát sỏi tại các địa điểm để phục vụ chương trình xây dựng NTM cũng đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi các địa phương, nhất là người đứng đầu phải tăng cường công tác quản lý tránh tình trạng lợi dụng chương trình để tổ chức khai thác trái phép gây mất an ninh trật tự.
  
Tuấn Quỳnh- Ngọc Hải
Nguồn : Hà Giang TV

0 comments Blogger 0 Facebook

loading...
 
HA GIANG 24H © 2017. All Rights Reserved. Liên Hệ Quảng Cáo. Powered by HGOnline
Top